• Khoa Cấp cứu
  • Thời gian đăng: 24/04/2024 11:30:38 AM
  • 1.Giới thiệu chung

    -         Tên khoa: Khoa Cấp cứu

    -         Địa chỉ: Tầng 1 - Tòa nhà số 03 - Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên

    -         Buồng Khám Cấp cứu, Tòa nhà 03,  khu khám bệnh

    -         Điện thoại: 0215.3824008

    -         Quá trình hình thành và phát triển: 

    Khoa được thành lập ngày 01/09/2019 theo quyết định số 395/2009/QĐ - BVT ngày 28/8/2009 Quyết định về việc triển khai thực hiện quyết định số 516/QĐ - SYT ngày 16/12/2008 của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên. Với nhân lực ban đầu gồm 02 các sỹ và 06 điều dưỡng

    Ngày 01/03/2018 Bệnh viện ra quyết định số 97/QĐ – BVT thành lập Đơn vị Đột quỵ tại khoa Cấp cứu.

    2. Nhân lực:

    2.1 Lãnh đạo đương nhiệm:

    Trưởng khoa: BsCKII Trần Hải Phong

    Điều dưỡng trưởng: Cử nhân điều dưỡng Đỗ Minh Châu

    1. 2. Cán bộ trong khoa: 

    Bác sỹ: 03 Bác sỹ (01 BsCKII, 04 BsCKI, 01 BS 01 Bác sỹ đa khoa)

    Điều dưỡng: 12 điều dưỡng (06 ĐDĐH, 04 ĐDCĐ, 02 ĐDTC)

    3. Chức năng, nhiệm vụ

    3.1 Khoa Cấp cứu

    *Chức năng, nhiệm vụ chung

    a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện;

    b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép;

    c) Tổ chức làm việc theo ca đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II; thuờng trực theo quy định đối với bệnh viện hạng III, IV và chưa xếp hạng;

    d) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;

    đ) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện;

    e) Phối hợp chặt chẽ với trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu;

    g) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng;

    h) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ; chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.

    * Nhiệm vụ cụ thể

     Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt

    - Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí những người bệnh vào cấp cứu hoặc người bệnh vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;

    - Phối hợp cùng khoa hồi sức tích cực, khoa chống độc trong công tác cấp cứu tai nạn, thảm hoạ và ngộ độc hàng loạt;

    Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng.

    * Nhiệm vụ, quyền hạn cá nhân khoa Cấp cứu

    a. Trưởng khoa Cấp cứu có nhiệm vụ:

    Trưởng khoa cấp cứu ngoài nhiệm vụ và quyền hạn chung của trưởng khoa lâm sàng còn có nhiệm vụ:

    - Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc;

    - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế trong tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh. Phối hợp với khoa hồi sức tích cực và các khoa lâm sàng khác hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu trong bệnh viện;

    - Trong trường hợp có những cấp cứu đặc biệt như: cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ, cấp cứu bệnh dịch, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo giám đốc bệnh viện để tổ chức cấp cứu có hiệu quả.

    b. Bác sĩ khoa Cấp cứu có nhiệm vụ:

    - Tiếp nhận người bệnh cấp cứu, thăm khám, xử trí cấp cứu theo Hướng dẫn điều trị cấp cứu, ghi chép đầy đủ diễn biến của người bệnh vào hồ sơ bệnh án. Hợp tác tốt với các bộ phận cấp cứu trong hệ thống cấp cứu của bệnh viện;

    - Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật cấp cứu;

    - Trong những trường hợp khó phải báo cáo lãnh đạo khoa xin ý kiến hội chẩn;

    - Bàn giao đầy đủ tình trạng người bệnh cho ca sau.

    c.  Điều dưỡng khoa Cấp cứu có nhiệm vụ:

    - Tham gia tiếp nhận người bệnh cấp cứu, phân loại ban đầu, nếu tình trạng người bệnh nặng phải thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu ban đầu phù hợp và báo ngay cho bác sỹ để thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời;

    - Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện và thuốc cấp cứu sẵn sàng bảo đảm cấp cứu theo quy định;

    - Khẩn trương thực hiện y lệnh cấp cứu theo đúng các quy trình kỹ thuật bệnh viện;

    - Theo dõi sát và chăm sóc người bệnh, phát hiện những diễn biến bất thường để kịp thời xử trí và báo cáo bác sỹ;

    - Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca sau;

    - Bổ sung thuốc cấp cứu đầy đủ theo số lượng quy định, bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các ca trực.

    c. Các nhân viên khác của khoa theo sự phân công của trưởng khoa.

    3.2. Tổ cấp cứu 115 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh

    Tổ Cấp cứu ngoài bệnh viện có các nhiệm vụ sau:

    1. Cấp cứu người bệnh tại cộng đồng và vận chuyển người bệnh cấp cứu đến bệnh viện để tiếp tục điều trị.

    2. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế và các quy định khác của pháp luật.

    3. Tổ chức đào tạo và tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và tập huấn chuyên môn kỹ thuật về cấp cứu ngoài bệnh viện cho cán bộ y tế.

    4. Các kỹ thuật đã triển khai, thành tựu nổi bật:

    Sau hơn 14 năm hoạt động khoa đã duy trì tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện. Tổ chức đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch. Tổ chức nhân lực làm việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu cấp cứu 24/24. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế cấp cứu. Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn trong các tình huống cấp cứu sảy ra trong bệnh viện. Duy trì tổ chức cấp cứu 115, thực hiện cấp cứu, vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu.Nghiêm chỉnh thực hiện thực hiện nhiệm vụ là tuyến cuối cùng trong tỉnh tiếp nhận và xử trí những người bệnh vào cấp cứu hoặc người bệnh vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến. Tiếp  nhận và giải quyết kịp thời những băn khoăn thắc mắc của người bệnh đồng thời có những hỗ trợ thích hợp mang lại sự hài lòng cho người bệnh. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện.

    5. Cơ sở vật chất:

    Cơ sở Khoa Cấp cứu khang trang, là cửa ngõ của bệnh viện, thuận tiện cho việc đón tiếp bệnh nhân. Gồm Buồng khám cấp cứu và 3 buồng điều trị bệnh nhân với tổng số 15 giường được trang bị giường cấp cứu chuyên dụng và đầy đủ các thiết bị máy móc phục vụ cho công tác cấp cứu người bệnh.

    6. Định hướng phát triển khoa:

              Tiếp tục củng cố Chuyên môn, các cơ sở hiện có, chuẩn hóa hơn nữa nguồn nhân lực và trang thiết bị, cập nhật xây dựng và áp dụng protocol cấp cứu cứu mới, phát triển hơn nữa hoạt động của Đơn vị Đột quỵ.

  • Telemedicine (Hội chẩn từ xã) với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức mổ cấp cứu tại Bệnh viện ĐK tỉnh Điện Biên