1. Giới thiệu chung
Quá trình hình thành và phát triển:Khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên được thành lập năm 2005 đến ngày 10/12/2009, khoa Chống nhiễm khuẩn được đổi tên thành Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư số:18/2009/TT-BYT, của Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 14/10/2009.
2. Tổng số nhân lực hiện có: 18 người
- CKIYTCC: 01 người; CNĐD: 04 người; ĐDCĐ: 02; Sơ cấp: 01; Hộ lý, Y công: 10 người. Các CBVC chuyên trách giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện đã được đào tạo cơ bản và nâng cao về Kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện E – Bộ Y tế và Hội Điều dưỡng Việt Nam;
- Khoa có 04 bộ phận: Hành chính – Giám sát; Khử trùng, tiệt trùng dụng cụ; Giặt là đồ vải ; Bông gạc, xử lý CTYT.
Tập thể khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
CKIYTCC. Tạ Văn Hiền - Trưởng khoa
CN. Lê Văn Dụ - Phó Trưởng khoa
CN. Nông Thị Thanh Phượng – Điều dưỡng trưởng khoa.
3. Chức năng nhiệm vụ của khoa
a. Chức năng
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm xây dựng, triển khai, hướng dẫn việc thực hiện quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tổ chức thực hiện các hoạt động về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa.
b. Nhiệm vụ
- Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải cho toàn bệnh viện;
- Xây dựng và giám sát các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Xây dựng và giám sát việc xử lý chất thải cho toàn bệnh viện;
- Giám sát công tác vệ sinh môi trường toàn bệnh viện;
- Giám sát vi sinh môi trường các khoa trọng điểm (Phòng mổ, Phòng sinh, ,…);
- Định kỳ kiểm tra vi sinh, dụng cụ, bàn tay nhân viên,...;
- Tổ chức hướng dẫn, huấn luyện về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế.
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.
4. Những công việc nổi bật đã triển khai thực hiện
Trong những năm qua tập thể khoa và nhiều cá nhân đã đạt được nhiều thành tích cao bằng khen, giấy khen các cấp.
a. Bộ phận Hành chính - Giám sát:
- Giám sát tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện: Toàn bệnh viện, các khoa có nguy cơ cao và vị trí nhiễm khuẩn chuyên biệt;
- Lập kế hoạch cấy vi sinh dụng cụ, bề mặt, bàn tay nhân viên y tế, nguồn nước rửa tay… định kỳ và đột xuất khi cần;
- Phối hợp các phòng chức năng của bệnh viện quan trắc môi trường không khí, khí thải, tiếng ồn, bụi trong khoa phòng làm việc và môi trường, nước thải y tế quý/1 lần và đột xuất khi cần;
- Cùng khoa vi sinh, khoa dược theo dõi tình hình kháng thuốc kháng sinh của các chủng vi khuẩn;
- Phối hợp phòng Hành chính quản trị theo dõi giám sát lượng chất thải phát sinh và kiểm tra định kỳ nước thải;
- Giám sát và xử lý phơi nhiễm nghề nghiệp của nhân viên y tế trong bệnh viện;
- Giám sát mức độ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế trong thăm khám và chăm sóc người bệnh;
- Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác vô khuẩn bao gồm các quy trình kỹ thuật bệnh viện về vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ;
- Xây dựng các bảng kiểm để kiểm tra đánh giá công tác kiểm soát nhiễm khuẩn các khoa trong toàn bệnh viện/tháng /lần.
- Xây dựng các quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện theo quản lý chất lượng bệnh viện;
- Xây dựng chương trình và phối hợp tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế bệnh viện, sinh viên…;
- Lập kế hoạch và tiến hành công tác chỉ đạo tuyến đầu ngành Kiểm soát nhiễm khuẩn của Sở Y tế.
b. Bộ phận khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ:
- Làm sạch, khử khuẩn, đóng gói, tiệt khuẩn dụng cụ thiết bị y tế, bông băng, gạc tập trung trong toàn bệnh viện;
- Kiểm tra, cung cấp phát dụng cụ tiệt khuẩn cho các khoa phòng;
- Cung cấp đồ vải đã tiệt khuẩn cho Khoa PT –Gây mê hồi sức và các khoa khác theo quy định.
c. Bộ phận Giặt, là đồ vải:
- Đảm bảo việc giao nhận, phân loại đồ vải tại các khoa;
- Cung cấp đầy đủ đồ vải sạch, đồ vải tiệt khuẩn cho các khoa, phòng, trung tâm trong bệnh viện.
d. Bộ phận thu gom chất thải y tế - Xử lý bông gạc :
- Xử lý dụng cụ dùng lại kim loại, phi kim loại toàn bệnh viện đúng quy trình;
- Cung cấp bông, gạc thành phẩm theo yêu cầu chuyên môn cho tất cả các khoa đúng quy cách;
- Giám sát, kiểm tra việc thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải rắn y tế tại các khoa, phòng trong bệnh viện;
- Bàn giao chất thải rắn y tế cho công ty môi trường;
- Quản lý chất thải y tế theo Thông tư số: 20/2021/BYT;
- Vận hành, ghi nhật ký theo dõi hệ thống xử lý chất thải theo quy định.
đ. Công tác đào tạo:
- Xây dựng và triển khai công tác chỉ đạo tuyến đầu ngành KSNK toàn Sở Y tế;
- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đào tạo KSNK tại bệnh viện cho nhân viên khi vào bệnh viện học việc tuyển dụng về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản;
- Hàng năm khoa KSNK tổ chức đào tạo lại, cập nhật những kiến thức mới cho toàn bộ CBCNV trong BV những kiến thức cơ bản về KSNK.
e. Nghiên cứu khoa học: Hàng năm khoa tham gia 01 đề tài nghiên cứu về Kiểm soát nhiễm khuẩn.
5. Trang thiết bị hiện có:
Khoa được đầu tư với nhiều máy móc hiện đại và nhiều trang thiết bị chuyên dụng cho công tác KSNK đáp ứng cho nhu cầu khử khuẩn - tiệt khuẩn dụng cụ và hoạt động phát triển kỹ thuật cao, đem lại an toàn cho người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; Trung tâm tiệt khuẩn được thiết kế theo một chiều giảm thiểu sự lây truyền vi sinh vật, giảm nhiễm khuẩn Bệnh viện.
a. Phòng hấp sấy tiệt trùng: Máy hấp khô: 02 cái; Máy hấp ướt: 02 cái; Máy tiệt trùng Plasma: 01 cái; Máy sấy khô dụng cụ: 01 cái; Máy rửa dụng cụ 02 cái; Máy nén khí: 01 cái; Xe vận chuyển dụng cụ: 03 cái.
b. Khu giặt, sấy, là: Máy giặt: 04 cái; Máy sấy quần áo: 04 cái; Bàn là hơi: 01 cái; Xe vận chuyển đồ vải: 05 cái; 10 dàn phơi đồ vải.
c. Nhà thu gom, quản lý chất thải y tế:
- Nhà thu gom quản lý chất thải y tế tập trung: 01 khu (01 phòng thu gom CTTC, 01 phòng lưu chứa CTLN, 01 phòng lưu chứa chất thải thông thường…);
- 01 hệ thống hấp, cắt nghiền CTLN; 01 Lò đốt nhiệt độ cao; 05 hố bê tông chôn lấp tro, vật sắc nhọn; 01 hệ thống XLNCYT công nghệ sinh học AAO.
d. Bộ phận bông gạc và cắt may xăng, vỏ chăn, ga, quần áo BN
Bàn cắt bông gạc: 01 cái; Bàn cắt may: 01 cái; Kéo: 08 cái; Máy cắt bông gạc: 01 cái; Máy khâu: 01 cái; Bàn là hơi: 01 cái.
6. Định hướng phát triển cho những năm tiếp theo
- Củng cố hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn đạt các chỉ số theo quy định;
- Nâng cao kiến thức năng lực thực hành của nhân viên y tế và người cán bộ quản lý công tác KSNK;
- Tăng cường các hoạt động chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở KBCB, đặc biệt đẩy mạnh công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn;