• Khoa Phục hồi chức năng
  • Thời gian đăng: 24/04/2024 11:49:54 AM
  • I. Quá trình hình thành và phát triển

    Khoa Phục hồi chức năng được thành lập ngày 01/07/2007 - Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, theo quyết định của bệnh viện đa khoa tỉnh về việc kiện toàn tổ chức bộ máy. Với số giường kế hoạch ban đầu là 30 giường, đến nay đã nâng lên 30 giường bệnh. Sau hơn 16 năm hoạt động, khoa Phục hồi chức năng đã thực hiện nhiệm vụ khám và điều trị theo chuyên khoa như: Tổn thương thần kinh trung ương, bệnh lý cơ –xương - khớp, bệnh lý thần kinh ngoại biên, sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình có tính chất chuyên khoa.

    II . Nhân lực

    *Tổng số cán bộ: 14

    - Trưởng khoa: BSCKII. Lê Văn Thanh

    - Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD Nguyễn Thị Lan

    -Nhân lực của khoa có: 14 nhân viên

    Trong đó:

    - Bác sĩ: 05

    + Bác sĩ CKII: 01

    + Thạc sỹ: 02

    + Bác sĩ đa khoa: 032( 01 đang theo học cao học tại trường Đại học Y Hà Nội)

    Điều dưỡng, KTV: 09

    + Đại học: 6

    + Cao đẳng: 2

    + Trung cấp: 1 

    III . Chức năng, nhiệm vụ

    1. Trang thiết bị,  quy mô giường bệnh

    - Số giường điều trị nội trú: 30 giường, 10 buồng bệnh

    Tình hình hoạt động chuyên môn chuyên ngành

     Chức năng, nhiệm vụ:

    - Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN:

    + Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;

    + Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.

    - Đào tạo nhân lực:

    + Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;

    - Nghiên cứu khoa học:Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và PHCN;

    - Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng:

    + Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN;

    + Phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

    - Phòng bệnh:

    + Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;

    + Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định.

    - Truyền thông giáo dục sức khỏe:

    + Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân;

    + Truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng.

    - Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

    - Quản lý kinh tế:

    + Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;

    + Tiếp nhận và sử dụng các nguồn viện trợ.

     IV . Các kỹ thuật đã triển khai, thành tựu nổi bật

    Các kỹ thuật đã triển khai, thực hiện thành thạo như:

    *Vận động trị liệu

    - Triển khai các bài tập vận động theo tầm vận động khớp, tập kháng trở, tập kéo giãn, tập di chuyển, tập dáng đi, tập thăng bằng...

    *Vật lý trị liệu

     Bao gồm các phương pháp điều trị hiện đại như hồng ngoại, điện xung, điện phân, siêu âm, kéo giãn, điều trị bằng sóng ngắn... để giảm đau, chống viêm, kích thích phục hồi các tổn thương thần kinh...

    * Ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu: vận dụng kiến thức chung học ở trường

    - Can thiệp cho người bệnh có các vấn đề về ngôn ngữ như khó nói, nói ngọng, thất ngôn và đặc biệt là những người có rối loạn nuốt, ...(Khoa chưa có KTV có chứng chỉ về PHCN ngôn ngữ, hoạt động trị liệu)

    - Giáo dục sức khỏe về phục hồi chức năng cho mọi đối tượng người bệnh trong toàn bệnh viện, tổ chức tư vấn và PHCN cho người bệnh tại các khoa lâm sàng

    - Khoa Phục hồi chức năng đã triển khai công tác phục hồi chức năng hiệu quả cho các nhóm bệnh sau:

    + Tổn thương thần kinh trung ương: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não (sau mổ tụ máu mạn tính dưới màng cứng), tổn thương tủy sống….

    + Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Liệt VII ngoại biên, viêm đa dây đa rễ thần kinh, viêm nhiều dây thần kinh,….

    + Bệnh lý cơ –xương - khớp: Bệnh lý thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,  các bệnh lý mô mềm, viêm quanh khớp vai, viêm gân, hội chứng ống cổ tay, đau lưng, đau vai gáy, đau thần kinh tọa...

    + Sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình: sau mổ kết hợp xương do gẫy cổ xương đùi, thay khớp háng, thay khớp gối, sau mổ nối chuyển gân…

    -  Hướng dẫn, giáo dục, thay đổi môi trường sống, làm việc giúp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi

    2. Cơ sở vật chất

    - Cơ sở vật chất: trật trội, nhà vệ sinh xuống cấp, lạc hậu so với nhu cầu phát triển. Bệnh nhân đông, quá tải nhiều khi phải nằm ghép.

    - Trang thiết bị: hỏng hóc chưa đáp ứng kịp thời.

    V. Định hướng phát triển

    - Luôn luôn củng cố công tác chuyên môn trong khoa: Xây dựng các quy trình kỹ thuật, các phác đồ, các bảng kiểm an toàn trong điều trị, theo dõi bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Tăng cường đào tạo cho các bác sỹ, điều dưỡng trong khoa để có nguồn nhân lực có đủ năng lực trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc và phục vụ tốt cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người bệnh và nâng cao năng lực công tác đào tạo của ngành y tế.

    - Tiếp cận và áp dụng ngày càng rộng rãi các kĩ thuật mới hiện đại trong điều trị bệnh lý PHCN. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh song song với cải thiện chất lượng phục vụ, hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là sự hài lòng của người bệnh.

  • Telemedicine (Hội chẩn từ xã) với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức mổ cấp cứu tại Bệnh viện ĐK tỉnh Điện Biên