• Giám sát nồng độ vancomycin trong điều trị nhiễm khuẩn nặng do MRSA: Hướng dẫn đồng thuận cập nhật năm 2020
  • Thời gian đăng: 22/09/2023 09:42:43 AM
  •      Năm 2009, Hướng dẫn đồng thuận trong theo dõi điều trị của vancomycin cho bệnh nhân người lớn tại Hoa Kỳ đã được ban hành lần đầu tiên dưới sự phối hợp của Hiệp hội Dược sĩ Y tế Hoa Kỳ (ASHP), Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) và Hiệp hội Dược sĩ về các bệnh truyền nhiễm (SIDP). Trong đó, các khuyến cáo chính bao gồm loại bỏ việc theo dõi nồng độ đỉnh trong huyết thanh, xác định (AUC24h/MIC) là ≥400 là yếu tố dự đoán PK/PD chính của vancomycin và nồng độ đáy mục tiêu của vancomycin trong huyết thanh từ 15 đến 20 mg/Lcó thể thay thế cho AUC/MIC tối ưu nếu MIC ≤ 1 mg/L ở bệnh nhân có chức năng thận bìnhthường. Hướng dẫn cũng khuyến cáo mức liều vancomycin và liều nạp cho nhiễm trùng nặngở bệnh nhân nặng dựa trên trọng lượng cơ thể thực tế. Tuy nhiên, Hướng dẫn năm 2009 vẫn tồn tại một số vấn đề chưa rõ ràng do dữ liệu còn hạn chế, bao gồm mức liều và quy trình theo dõi nồng độ trên bệnh nhi, theo dõi và hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân béo phì và bệnh nhân suy thận, bao gồm cả bệnh nhân lọc máu; khuyến cáo về sử dụng vancomycin liên tục hay ngắt quãng hay dữ liệu an toàn về việc dùng vancomycin không quá 3g mỗi ngày.

         Mới đây, Bản đồng thuận sửa đổi năm 2020 đã được công bố trên cơ sở cập nhật, đánh giá các dữ liệu khoa học hiện có và các tranh cãi liên quan đến việc sử dụng vancomycin và theo dõi nồng độ thuốc trên bệnh nhân nhiễm MRSA nặng (bao gồm nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm tủy xương và viêm màng não).

    (Chi tiết file đính kèm)

    TDM-vancomycin-2020-ASHP-IDSA-.docx

  • Tác giả: Khoa Dược
  • Nguồn tin: Khoa Dược
  • Telemedicine (Hội chẩn từ xã) với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức mổ cấp cứu tại Bệnh viện ĐK tỉnh Điện Biên